5 chiến lược quản lý nhân sự tạo nên thành công cho Google
#Tin tức mới 09/01/2021

5 chiến lược quản lý nhân sự tạo nên thành công cho Google

Phát triển từ một nền tảng tìm kiếm trực tuyến, với mục tiêu “Tổ chức thông tin của thế giới và khiến chúng trở nên hữu ích cũng như dễ dàng truy cập trên phạm vi toàn cầu”, Google đã vươn mình trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới với những quy tắc thực sự “không giống ai” trong quản lý.
Vậy doanh nghiệp 8 năm liên tiếp nằm trong danh sách “Những nơi đáng làm việc nhất thế giới” do tạp chí Fortune bình chọn đã làm như thế nào? Cùng đón xem bài chia sẻ của Laszlo Bock – Trưởng bộ phận quản lý nhân sự của Google và phân tích của Enuy Corp về 5 bí quyết quản lý nhân sự cực kỳ đặc biệt này nhé.

1. Tự do “có quy tắc”

Tuyển dụng như cách Google tìm người tài - JobsGO Blog

Ở nơi danh giá này, kế hoạch quản lý nhân sự cũng có phần đặc biệt đôi chút. Nếu so sánh thì cách vận hành của ban quản trị Google cũng giống như việc “tay phải làm gì, tay trái chẳng hề hay biết” vậy. Có thể nhiều người sẽ nghĩ chiến lược của Google có phần thiên vị, hay thay đổi hoặc thiếu tầm nhìn vĩ mô.

Nhưng không, các bộ óc lỗi lạc tại Google phát hiện ra rằng khi những nhà lãnh đạo thường xuyên nhất quán, công bằng cũng như “tạo điều kiện” để cấp dưới “bắt bài” trong lúc ra quyết định thì nhân viên sẽ cảm thấy tự do hơn và có trải nghiệm làm việc tốt hơn.

Lý giải cho việc này, Laszlo Bock nói rằng khi thực hiện chiến lược quản trị như thế, nhân viên sẽ biết bản thân được tự do trong một chừng mực nhất định và có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn trong khuôn khổ đó. Nếu một người quản lý kìm kẹp, can thiệp sâu và nhúng tay vào quá nhiều việc, cấp dưới sẽ chẳng biết đường nào mà lần. Khi ấy, phần lớn trường hợp nhân viên sẽ không biết điều gì nên hay không nên làm, dần dà dẫn tới sự bức bách và bó hẹp trong môi trường làm việc.

2. Văn hóa chia sẻ

5 chiến lược quản lý nhân sự “chỉ lưu hành nội bộ” của Google

 

Sau nhiệm vụ, tính minh bạch là cột trụ thứ hai làm nên văn hóa của Google. Đơn cử, một kỹ sư phần mềm mới nhận việc sẽ có quyền truy cập gần như tất cả mã hệ thống ngay trong ngày đầu tiên. Các Googler sẽ được cấp quyền truy cập lộ trình sản phẩm, kế hoạch ra mắt, báo cáo tình trạng nhân viên hằng tuần, mục tiêu theo từng quý và ai nấy đều biết người khác đang làm gì. Google chia sẻ tất cả vì hết thảy đều tin tưởng nhau sẽ bảo mật thông tin.

Chia sẻ thông tin cũng góp phần nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, liên hiệp của các phòng ban, giảm bớt tính cạnh tranh cũng như việc “đâm sau lưng” hay thói quan liêu của cấp trên với cấp dưới. Bock nói rằng chính sách này “giúp mọi người hiểu được sự khác nhau trong mục tiêu giữa các phòng ban, nhờ đó tránh việc ganh đua nội bộ”.

Về “văn hoá chia sẻ” trong doanh nghiệp, Bock ngắn gọn: “Nếu doanh nghiệp của bạn thực sự tự tin nói rằng nhân viên của chúng tôi là tài sản quý giá nhất thì việc minh bạch và chia sẻ này phải là mặc định. Nếu không làm được thì bạn chỉ đang tự gạt mình gạt người mà thôi. Một mặt, bạn nói nhân viên của mình quan trọng nhưng mặt khác, bạn lại đối xử với họ chẳng ra chi cả”

3. Lắng nghe nhân viên

10 Đặc Điểm Làm Nên Một Nhà Quản Lý Hoàn Hảo Theo Nghiên Cứu Của Google - PRIMUS Blog

Lắng nghe là nghệ thuật ứng xử không chỉ trong cuộc sống mà cả công việc. Lắng nghe mang lại các lợi ích lớn cho cả nhân viên và quản lý, hạn chế xung đột nội bộ, thúc đẩy sáng tạo, tăng tình yêu với công việc, phát huy hết năng lực của nhân viên, nâng cao hiệu suất làm việc. Một người quản lý giỏi sẽ biết cách lắng nghe nhân viên của mình từ mọi khía cạnh. Quan trọng nhất, ở vị trí sếp, bạn nên lắng nghe bằng tất cả sự chân thành, cởi mở, tôn trọng và mong muốn mang đến điều tốt đẹp nhất cho công việc chung và cả mỗi nhân viên của mình.

Tại “nơi làm việc được ham muốn nhất trên thế giới” này, tiếng nói của nhân viên là nền tảng quan trọng thứ ba, giúp định hình văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên được đóng góp suy nghĩ hay nguyện vọng của mình, còn ban lãnh đạo tin vào sự thành tín và trung thực từ cấp dưới đến mức cho họ đồng tham vào việc đề xuất ý kiến cho doanh nghiệp. Đây có thể là cơn ác mộng ở nhiều nơi, nhưng tại Google, nó lại phát huy hiệu quả đến không ngờ. Nhiều chiến lược quản trị nhân sự của ông lớn công nghệ đều xuất phát từ chính những người làm công ăn lương tại đây.

Khỏi nói cũng biết, tinh thần của nhân viên được “lên dây cót” mạnh mẽ như thế nào khi đích thân họ được chung tay trong việc tổ chức và cải thiện hệ thống làm việc nhằm giúp cho doanh nghiệp của mình ngày một đi lên.

4. Tư duy quan trọng hơn điểm số

Ai bảo làm việc ở Google là thiên đường, chỉ là bạn chưa nghe nhân viên Google… kêu ca mà thôi

Học không chỉ là tiếp thu kiến thức để giành điểm cao mà quan trọng hơn là rèn luyện kỹ năng, phẩm chất thái độ. Học không chỉ để biết mà còn để làm, để cùng chung sống, để khẳng định mình. Chính vì vậy, những kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp… được rèn luyện từ bé sẽ dần hình thành trong bạn những thói quen bền vững, đi theo bạn suốt những năm tháng trưởng thành và được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, tạo nền tảng cho bạn đạt được thành công toàn diện trong cuộc sống chứ không phải là điểm số.

Với cương vị là một chuyên gia phân tích dữ liệu, Laszlo Bock đã từng trả lời tờ New York Times rằng GPA (điểm trung bình tích lũy) hay điểm bài kiểm tra chẳng có ý nghĩa gì trong việc tuyển lựa nhân viên cả, trừ phi doanh nghiệp của bạn sẵn sàng đào tạo họ lại từ đầu.

Người đứng đầu bộ phận nhân sự của Google phân tích: “Sau 2 hay 3 năm, bạn sẽ nhận ra những kỹ năng cần có để sống sót tại Google hoàn toàn chẳng có mối liên hệ nào với ngày còn đi học, vì những gì bạn được dạy khi còn ngồi ở giảng đường hoàn toàn khác so với nơi đây. Về cơ bản, bạn sẽ dần khoác chiếc “áo mới”, cách tư duy, học hỏi và phát triển – mọi thứ đều khác đi”.
Thế nên, không khó để hiểu vì sao có đến 14% nhân viên một số phòng ban tại Google chưa bao giờ đặt chân vào giảng đường đại học.

5. Tạo mục tiêu kinh doanh thông qua giá trị tinh thần

Bí quyết sắp xếp thời gian làm việc của nhân viên Google - Eduviet

Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Google chú trọng nhất vào nhiệm vụ của mình, đó là “Tổ chức thông tin của thế giới và khiến chúng trở nên hữu ích cũng như dễ dàng truy cập trên phạm vi toàn cầu”.

Điểm khác biệt của nhiệm vụ này so với nhiều “tuyên ngôn” của các doanh nghiệp khác chính là nó không hề đề cập đến lợi nhuận, thị trường hay bất kỳ vấn đề nào liên quan đến cổ phần và khách hàng cả. Với nhiều người, nhiệm vụ này trông không giống một mục tiêu kinh doanh, thậm chí nó dường như không có điểm kết thúc.
Theo Laszlo Bock: “Nhiệm vụ thế này giúp cho mỗi cá nhân tìm ra được ý nghĩa trong công việc của mình, vì nó gắn liền với các giá trị đạo đức và tinh thần hơn chỉ đơn thuần là một mục tiêu kinh doanh”.

Chính điều này là thứ thu hút những cá nhân tài năng khao khát một công việc đầy tham vọng và cảm hứng. Không có bất kỳ thứ gì mạnh mẽ hơn việc nhận thức được công việc của bản thân mình đang góp phần tích cực thay đổi thế giới cả. Google mang đến một công việc như thế!

Đây cũng là 5 giá trị cốt lõi Enuy Corp áp dụng suốt hành trình quản lý nhân sự, giúp tăng trưởng từ 20 tới 250 nhân sự. Enuy Corp cũng hướng tới mong muốn mình sẽ trở thành “1 trong những nơi đáng làm việc nhất thế giới”, doanh nghiệp và nhân sự luôn phát triển tốt hơn hàng ngày và phát triển toàn diện. Còn doanh nghiệp bạn thì sao? Chắc hẳn cũng có những bí quyết quản lý nhân sự tuyệt vời đúng không, chia sẻ cùng Enuy Corp nhé!

Contact Me on Zalo