Bản chất của Marketing – doanh nghiệp có thực sự hiểu?
#Tin tức mới 20/12/2020

Bản chất của Marketing – doanh nghiệp có thực sự hiểu?

Phần lớn ở Việt Nam Marketing chưa được hiểu một cách đầy đủ. Chính vì thế mà có thể thấy một ngàn lý do nội tại của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp không tuyển được người. Việc xác định rõ ràng tầm nhìn xứ mệnh của một Marketer là yếu tố cần thiết để tìm được nhân sự phù hợp. 

Cho đến hiện nay, rất nhiều người vẫn lầm tưởng marketing với việc chào hàng, tiếp thị, bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu thụ. Đứng trên quan điểm bán hàng. Trong thực tế, các hoạt động này chỉ là một trong những khâu thuộc về phần nổi của hoạt động marketing, hơn nữa đó cũng không phải là những khâu quan trọng nhất.

Là môn khoa học ứng dụng, lý thuyết Marketing cũng nhiều lần được thay đổi để phù hợp với quan điểm tiếp cận thị trường. Theo đó, có 02 góc độ:

  •        Marketing Cổ điển/ truyền thống: Tiếp cận trên cơ sở BÁN HÀNG. Lợi nhuận đạt được trên cơ sở bán được nhiều hàng
  •       Marketing Hiện đại: Tiếp cận trên cơ sở NHU CẦU của khách hàng. Lợi nhuận đạt được trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu

Hai quan điểm trên được so sánh như sau:

Tiêu chíMarketing Truyền ThốngMarketing hiện đại
Điểm khởi đầuNhà sản xuấtThị trường
Đối tượngSản phẩmNhu cầu khách hàng
Phương thức thực hiệnBán hàng, khuếch trươngMarketing tổng hợp
Mục tiêuLợi nhuận thông qua tăng khối lượng bánLợi nhuận thông qua thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, lợi ích xã hội

Marketing bị hiểu sai lệch là sự khuếch trương thương hiệu, tác dụng sản phẩm để tác động tới khách hàng một cách thái quá. Cùng với sự hỗ trợ của các công cụ facebook, google sự ngộ nhận về Marketing lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tất cả chỉ nhằm mục đích bán hàng. Chỉ cần bán được hàng thì đúng sai hay bền vững không quan trọng.

Nhưng tính bền vững lại chính là điều cần bàn nhất! Tiếp xúc với cả ngàn doanh nghiệp và làm việc với họ, chúng tôi nhận ra rằng nhiều chủ doanh nghiệp không hề nhận ra mối lo ngại về tính bền vững. Nhân sự thì làm việc uể oải. Leader chỉ giỏi về một khía cạnh nào đó của Marketing như chạy ads mà không biết các kỹ năng khác như quản lý đội ngũ hay tầm nhìn Marketing hướng tới chữ “đột phá”. Chủ doanh nghiệp chỉ nhìn thấy doanh số về ổn là cảm thấy an tâm, không tính đến chuyện khi có biến động thì chuyện gì sẽ xảy ra. Hoặc là họ không có lựa chọn cho sự thay đổi.

Về bản chất, Maketing bao hàm rộng hơn việc truyền thông kích số. Nếu truyền thông được coi là phần nổi của tảng băng thì nghiên cứu chính là tảng băng chìm. Đây cũng chính là vai trò chủ lực của MKT: 

– Nghiên cứu để hiểu nhu cầu khách hàng, hiểu bối cảnh thị trường, xác định được các insights, khám phá và thấu hiểu được mối tương quan giữa khách hàng, mong muốn (hoặc động cơ) của KH với sản phẩm họ sử dụng.  

– Từ những hiểu biết đó mà thiết kế các giải pháp giá trị thể hiện qua sản phẩm, dịch vụ. Từ đó cung cấp ra ngoài thị trường qua phân phối đa kênh, bán hàng và truyền thông tích hợp,…. Kết quả thu về sẽ đo lường bằng giá trị thương hiệu (nhận biết, hình ảnh) và hiệu quả kinh doanh (doanh số, thị phần, lợi nhuận….).  

– Marketing phải đồng bộ và tuân theo Chiến Lược Kinh Doanh và bám vào Định vị thương hiệu. Tạo ra những giá trị sáng tạo cho thị trường.  Từ đó đạt được sự tăng trưởng đột phá về doanh số và không chỉ về doanh số.   

Như vậy, quản trị Marketing có liên quan trực tiếp đến việc:

  • Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu và ước muốn của khách hàng
  • Gợi mở nhu cầu của khách hàng
  • Phát hiện và giải thích nguyên nhân của những thay đổi tăng hoặc giảm mức cầu
  • Phát hiện những cơ hội và thách thức từ môi trường marketing
  • Chủ động đề ra các chiến lược và biện pháp marketing để tác động lên mức độ thời gian và tính chất của nhu cầu sao cho doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra từ trước.

Rất nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc tìm người chạy quảng cáo để có doanh thu ngay. Nhưng chỉ chạy quảng cáo Facebook ads, google ads, tiktok… không đủ. Quan trọng phải có năng lực để hiểu cặn kẽ sản phẩm. Nếu chỉ nắm được phần ngọn để “chém cho hay” chứ không hiểu bản chất sản phẩm. Hỏi lợi thế sản phẩm là gì, đối thủ cạnh tranh ra sao, giá của đối thủ như thế nào cũng không biết. Đó là lý do rất nhiều doanh nghiệp khó có thể tồn tại lâu bền trên thị trường.

Khi bắt đầu thực hiện một dự án, không bao giờ chúng tôi lao đầu đi chạy quảng cáo ngay. Chúng tôi sẽ có một vài tuần, có thể là vài tháng (tùy sản phẩm và dự án) để nghiên cứu thị trường. Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, làm việc trực tiếp với từng vấn đề của khách hàng. Bóc tách từng vấn đề, xem cái nào quan trọng, cái nào không. Từ đó sẽ đưa ra các file phân tích, đo lường, chỉ ra cơ hội thách thức để lên một chiến lực Marketing chi tiết và dài hạn.

 

Contact Me on Zalo