Doanh nghiệp kêu lỗ thì phải làm gì?
Khi thấy doanh nghiệp lợi nhuận âm, thường tư duy chủ doanh nghiệp sẽ cắt bớt chi phí và tìm cách gia tăng doanh thu. Nhưng thực tế, ai cũng đều suy nghĩ vậy và đó là một trong những con đường dẫn 97% doanh nghiệp ra đi trong 5 năm đầu kinh doanh.
Lợi nhuận âm xảy ra khi một công ty hoặc doanh nghiệp bị lỗ hoặc mất mát về tài chính về một khoản đầu tư trong một khoảng thời gian cụ thể. Nói cách khác, doanh nghiệp bị mất mát nhiều tiền hơn so với số tiền mà họ thu về và bị lỗ ròng.
Một số doanh nghiệp thường báo cáo lợi nhuận âm trong những năm đầu kinh doanh. Vì số vốn họ dành để khởi nghiệp thường dùng để đạt kết quả tốt đẹp lúc khởi đầu. Chi nhiều tiền hơn số vốn bỏ ra khi không mang lại bất kì doanh thu nào sẽ dẫn đến thua lỗ. Các doanh nghiệp mới thành lập thường không bắt đầu tạo ra lợi nhuận cho đến một vài năm sau.
Ví dụ: Một doanh nghiệp mới đã đầu tư 500.000 đô la vào thiết bị, công cụ, sửa chữa hoặc nhiều chi phí hoạt động khác và đang bị lỗ 50.000 đô la hàng năm sẽ có lợi nhuận âm trên vốn chủ sở hữu là 10%. Nếu công ty có thể tính toán được tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong tương lai gần, thì tác động của lợi nhuận âm ban đầu này có thể được khắc phục.
Các nhà đầu tư vào công ty sẽ sẵn sàng trụ vững đến cùng nếu họ biết rằng công ty có tiềm năng nhanh chóng biến lợi nhuận âm của mình thành lợi nhuận dương và mang lại lợi nhuận cao, doanh số hoặc doanh thu tài sản.
Vậy khi lợi nhuận âm doanh nghiệp cần phải làm gì? Tùy vào điều kiện thì trường và sản phẩm dịch vụ của công ty mà đưa ra những quyết định cắt giảm hay chi ngân sách phù hợp. Cắt giảm chi phí và tìm mọi cách tăng giá, tăng doanh thu nhiều khi lại là một nước cờ sai lầm.
1. Điều kiện sản phẩm tốt, thị trường tốt
Cắt giảm ngân sách, dồn hết nguồn lực vào Marketing và bán hàng. Huy động vốn để luôn có thời gian đủ dài để đạt điểm hoà vốn và dùng biện pháp dương dòng tiền. Giữa lúc hàng loạt nhãn hàng cắt giảm chi phí quảng bá, công ty nào vẫn duy trì hoặc tăng ngân sách quảng cáo thì thương hiệu của họ càng có vị trí vững chắc.
2. Điều kiện sản phẩm tốt, thị trường không tốt
Cắt giảm ngân sách tối đa dồn lực vào marketing R & D tìm kiếm thị trường tốt. Theo Nghiên cứu chỉ ra rằng thời điểm tốt để tung ra sản phẩm là nửa sau của chu kỳ suy thoái, khi thị trường dần khởi sắc. Lúc này, người tiêu dùng bắt đầu cân nhắc về những mặt hàng ngoài nhu yếu phẩm, bao gồm cả thứ đắt đỏ như ô tô. Khi đó, một chiến dịch ra mắt sản phẩm đột phá sẽ giúp người tiêu dùng có thêm hy vọng rằng kinh tế đang phục hồi, và họ cũng dần tiến đến quyết định mua hàng trong tương lai.
3. Điều kiện sản phẩm kém, thị trường tốt
Cắt giảm ngân sách tối đa dồn lực Marketing nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Nghiên cứu lại thị trường để xây lại chiến lược khách hàng, cạnh tranh, giá, kênh phân phối cho phù hợp. Khi số lượng bán hàng tụt sâu, các doanh nghiệp thường tăng giá sản phẩm với hy vọng bù đắp cho doanh số và lợi nhuận. Đây là một nước cờ sai lầm. Lúc này, người tiêu dùng đang rất nhạy cảm về giá cả, càng tăng giá thì càng khó bán. Vậy là một số doanh nghiệp lại bắt đầu giảm giá để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những công ty nào điều chỉnh giá quá nhiều thì sẽ dễ mất thị phần trầm trọng hơn.
Do vậy, mỗi quyết định đưa ra đều cần cân nhắc và nghiên cứu rất kĩ càng. Một trong điều tối quan trọng doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp biết cách tổ chức, phân tích và giải quyết được bài toán khó và sẵn sàng đổi mới sáng tạo. Thay vì đi giải quyết hậu quả, khi có bất kì vấn đề nào xảy ra, doanh nghiệp cần biết nguyên nhân là gì để giải quyết từ gốc rễ vấn đề.