ĐỪNG TUYỂN SAI NGƯỜI LÊN CỖ XE DOANH NGHIỆP !!!!
#Trải nghiệm thực tế Marketing - Sales của chúng tôi 14/04/2021

ĐỪNG TUYỂN SAI NGƯỜI LÊN CỖ XE DOANH NGHIỆP !!!!

Hãy tưởng tượng, doanh nghiệp chính là 1 cỗ xe, chủ doanh nghiệp là tài xế điều khiển cỗ xe ấy. Nhiệm vụ của anh chị là trả lời 3 câu hỏi:
– Đi đâu?
– Đi cùng ai?
– Đi bằng cách nào?

Ở hầu hết các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo dành phần lớn thời gian và sự ưu tiên cho các quyết định về chiến lược, mô hình kinh doanh. Câu hỏi “Đi cùng ai?” thường chủ doanh nghiệp sẽ trả lời giống như “điền vào chỗ trống”, cố gắng lấp đủ các vị trí và tìm cách giữ người.
Khâu tuyển người chỉ được nhìn nhận như là bài toán mang tính thời điểm “thiếu chỗ nào, bù vào chỗ ấy”. Chính tư duy này đã khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng: TUYỂN NHẦM người lên xe!
Tức là vật vã, tốn kém bao nhiêu cho bộ phận tuyển dụng, về mới thấy: người có kinh nghiệm, làm được việc thì không hòa nhập được với văn hóa, người hợp văn hóa thì lại đuối về năng lực, tệ hơn là có nhân sự vừa không follow được văn hóa, vừa không follow được công việc…
Có thể là hình ảnh về 5 người, trong đó có Nguyễn Minh Quyết, Dương Ngọc Dũng, Nương Nguyễn và Quy Tiên Xinh và mọi người đang đứng

Và cái giá phải trả khi tuyển sai người là vô cùng đắt đỏ:

1. “Ách tắc” nội bộ

Doanh nghiệp là một cỗ máy, khi một mắt xích gặp vấn đề, sẽ không thể hoạt động trơn tru. Nhân viên không phù hợp, không thể hòa nhập vào “guồng” vận hành của doanh nghiệp, ắt gây nhiều hệ lụy: đình trệ tiến độ và chất lượng công việc.
Chính sự “ách tắc” công việc sẽ gây ra “ách tắc” tinh thần, văn hóa. Khi cả team liên tục phải hứng chịu hậu quả từ một người không phù hợp, sẽ gây cảm giác khó chịu, căng thẳng, dẫn đến xung đột, làm giảm động lực cả team, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết và văn hóa nội bộ mà anh chị đang cố gắng vun vén.

2. Tốn kém nhân lực, thời gian, chi phí

Theo Brian Tracy, 1 chuyên gia kinh tế thế giới: Chi phí tuyển sai người gấp 6 lần so với lương của người đó trong 1 năm!
Để tuyển được 1 nhân sự , từ các bước đầu tiên trong kế hoạch tuyển dụng đến khi ký hợp đồng lao động, đã tốn không ít nhân lực, thời gian. Tuyển xong lại mất 1 khoản lớn chi phí đào tạo, lương thưởng, phúc lợi… Nhân sự không phù hợp, lại sa thải, tuyển dụng?
Một vòng luẩn quẩn, doanh nghiệp phải gồng mình gánh chịu những tổn thất nặng nề, tất cả khiến chiếc xe doanh nghiệp lao đao, xuống dốc!

Chúng tôi đã giải quyết bài toán này như thế nào?

Hiểu được vấn đề này, ngay từ đầu khi bắt đầu triển khai 1 dự án, chúng tôi xác định phải tìm và chọn đúng người lên xe, đưa những người không phù hợp ra khỏi xe, sắp xếp mọi người đúng vị trí hợp lí nhất. Nếu không, kể cả chiếc xe có đi đúng hướng, đúng lộ trình, doanh nghiệp cũng sẽ chỉ mãi giữ ở mức tầm thường. “Muốn đi xa thì đi cùng nhau” nhưng không phải ai cũng phù hợp để đi cùng!
Phù hợp thế nào không có chuẩn mực chung, bởi mỗi tổ chức có những tiêu chuẩn riêng, nhưng 2 yếu tố bắt buộc: Năng lực phù hợp và Văn hóa phù hợp!
Có thể là hình ảnh về 6 người, trong đó có Như Như, Nguyễn Thu Trang và Ngo Hoa và mọi người đang đứng

Xác định là thế, nhưng trong quá trình chọn người lên xe, chúng tôi cũng không tránh khỏi 1 số trường hợp “trót” đặt nhầm người.

Vậy nếu anh chị cũng gặp vấn đề này có thể tham khảo cách giải quyết dưới đây của chúng tôi. Chúng tôi đã giải quyết 1 cách triệt để ở các dự án, xây dựng được team Marketing – Sales với các thành viên vừa có năng lực cao vừa có văn hóa đồng lòng tích cực:

1. Bắt bệnh và chữa bệnh

– Trong trường hợp, nhân sự không follow được công việc nhưng lại được lòng đồng nghiệp, khách hàng yêu mến. Đây là nhóm “hợp văn hóa nhưng chưa hợp năng lực”.
Nên tìm hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng và chuyên môn để giao cho họ công việc phù hợp nhất.
Giao đúng người, đúng việc, ngoài ra còn hỗ trợ, đào tạo nhân sự không ngừng. Năng suất tăng lên, thành tích được cải thiện, có sẵn văn hóa trong người, họ sẽ trở thành nhân sự trung thành, nhiệt huyết, gắn bó với công ty.
– Ngược lại, nhân viên có năng lực, đảm bảo tiến độ nhưng lại chưa phù hợp với văn hóa công ty, hãy thử trò chuyện, chia sẻ về vấn đề họ đang gặp phải với đồng nghiệp, văn hóa, môi trường làm việc…
Điều này vừa thể hiện thiện chí, quan tâm nhân sự, vừa là để lắng nghe ý kiến, giải quyết vấn đề cho cả 2 bên. Từ đó là cơ sở để đào tạo văn hóa, truyền thông nội bộ một cách đúng đắn, hiệu quả.

2. Thẳng thắn nói lời “chia tay”

Nếu đã cố gắng nhưng nhân sự vẫn không phù hợp, thì biện pháp duy nhất là nên “thẳng tay” sa thải.
Con sâu làm rầu nồi canh. Anh chị không thể cứ đi sau dọn dẹp hậu quả của những cá nhân “độc hại” – những người không đủ năng lực, không cùng tư tưởng hay giá trị. Đừng mãi cố chấp, luyến tiếc giữ họ bù đắp khoảng trống, tưởng chừng tiết kiệm được một chút nhưng lại cực kì gây hại về lâu dài.
Có thể là hình ảnh về 9 người, trong đó có Dương Ngọc Dũng, Nguyễn Thị Bích, Truong Anh Phuong, Như Như và Tâm Phạm, mọi người đang đứng và ngoài trời
MKT Pro luôn khắt khe với những lựa chọn về con người, trước bất kỳ quyết định quan trọng nào khác. Quan điểm của MK TPro: “Right person, right job, right time, right place, right team” (Đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng nơi, đúng đội nhóm).
Chúng tôi luôn nỗ lực đào tạo nhân sự về cả chuyên môn và văn hóa, đồng hành cùng nhân sự hết mình, và cũng dứt khoát chia tay khi nhân sự và doanh nghiệp không còn nhìn chung một hướng. Người ở lại là những người phù hợp nhất, mạnh mẽ nhất. Người ra đi trong vui vẻ, tâm phục khẩu phục.
Tất cả kiến tạo nên một đội ngũ MKT chất lượng, sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp trên mọi chiến trường!
Contact Me on Zalo