Kinh nghiệm giải quyết bài toán “DOANH NGHIỆP VÔ VĂN HÓA” tại các dự án đối tác của chúng tôi?
#Trải nghiệm thực tế Marketing - Sales của chúng tôi 05/04/2021

Kinh nghiệm giải quyết bài toán “DOANH NGHIỆP VÔ VĂN HÓA” tại các dự án đối tác của chúng tôi?

Khi hợp tác với các doanh nghiệp SME, chúng tôi nhận thấy 1 vấn đề thường hay gặp phải ở các công ty:

Lúc mới thành lập, quy mô công ty thường khá nhỏ, chỉ từ 5 – 7 nhân sự. Lúc này các founder dành nhiều thời gian cho việc kiếm tiền nhằm mục đích nuôi cho “công ty” sống và ổn định giai đoạn đầu. Các bạn nhân sự thường sẽ tập trung triển khai truyền thông theo định hướng CEO để tìm kiếm leads data và chốt sales ra đơn hàng, mang về doanh thu cho công ty, chứ chưa được đào tạo nhiều về văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy với quy mô nhân sự ít, các anhchị chủ doanh nghiệp cảm thấy khá dễ dàng trong việc theo sát và dẫn dắt hệ thống.
Nhưng về lâu về dài, vấn đề không còn đơn giản như thế. Thường sau 1 thời gian từ 1-3 năm, công ty đã đi vào ổn định và quy mô công ty cũng được mở rộng cả về sản phẩm lẫn nhân sự. Nhân sự với đủ hình thức: fulltime, parttime, freelancer, đến từ tứ xứ, trình độ khác nhau.
Và rắc rối xảy ra, chủ doanh nghiệp không thể tự tay dẫn dắt hết đội ngũ nhân sự, các phòng ban xảy ra tranh cãi, nhân sự xích mích lại không được giải quyết kịp thời và công ty biến thành “VÔ VĂN HÓA” lúc nào không hay!
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang ngồi và trong nhà

Điều này để lâu dài sẽ cực kỳ nguy hiểm! Bởi vì anh chị chủ doanh nghiệp phải hiểu rằng văn hóa là 1 vấn đề rất quan trọng, quyết định đến sự sống còn của cả tổ chức. Khi doanh nghiệp sai lầm về chiến lược nhưng nếu còn văn hóa, sẽ còn đứng dậy được. Thất bại thảm khốc nhất là thất bại về văn hóa!
Tuy nhiên xây dựng văn hóa cũng như nuôi dạy một đứa trẻ, không phải ngày 1 ngày 2 mà nó “nên người”, cũng không phải khi tưởng nó “nên người” rồi bỏ mặc. 2 yếu tố quan trọng nhất mà các anh chị chủ doanh nghiệp cần xác định khi bắt đầu “nuôi dưỡng đứa con” mang tên VĂN HÓA:

1. Tầm nhìn

Tầm nhìn mang ý nghĩa là những điều mà công ty/doanh nghiệp mong muốn đạt được trong tương lai. Cũng chính vì vậy mà người ta gọi tầm nhìn là mục tiêu dài hạn của công ty/doanh nghiệp. Và vì là dài hạn nên nó có thể kéo dài trong vòng 5 – 10 năm, thậm chí có thể lâu hơn nữa.
Điều quan trọng là: tầm nhìn phải khiến nhân sự phấn khích và tin tưởng về tương lai tốt đẹp, thôi thúc họ cống hiến 100% khả năng, nỗ lực phát triển bản thân.
Với Enuy Corp chúng tôi xác định phát triển trở thành một tập đoàn đa quốc gia có mặt ở tất cả các châu lục, có mặt ở hầu hết các quốc gia tạo ra giá trị cho xã hội, trở thành nơi đáng làm việc nhất thế giới. Vì vậy khi hợp tác với các doanh nghiệp, chúng tôi sẽ luôn xem xét kĩ càng về sản phẩm của họ có thực sự tốt, mang lại giá trị cho khách hàng hay chủ doanh nghiệp có đạo đức, văn hóa dẫn dắt đội ngũ nhân sự hay không.
Chúng tôi cũng hỗ trợ các công ty đối tác hoạch định rõ ràng được tầm nhìn dài hạn và ngắn hạn, để tìm ra phương hướng phát triển tương lai về sau của doanh nghiệp.

2. Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là cơ sở thiết yếu tạo nên nền tảng niềm tin, giúp doanh nghiệp nhận được sự quan tâm, ủng hộ, lòng trung thành của khách hàng. Đối với các tổ chức kinh doanh, giá trị cốt lõi hết sức quan trọng, vì nhờ đó mà người quản lý đưa ra định hướng phát triển đúng đắn, mang lại hiệu quả.

Ngoài ra khi xác đúng giá trị cốt lõi, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hút đúng kiểu nhân viên, đối tác phù hợp, tránh tình trạng cá mè một lứa, xấu tốt lẫn lộn.

Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp lại không thực sự hiểu ý nghĩa của cụm từ này, đưa ra giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp mình theo cách copy từ công ty khác vì “nhìn có vẻ hay hay”. Trong khi không biết rằng những giá trị đó lại không phù hợp với bản chất và đặc tính của doanh nghiệp.
Ví dụ: với doanh nghiệp về dược phẩm, sức khỏe không nên đưa ra giá trị cốt lõi là “táo bạo” hay “nhanh chóng, thần tốc”, làm về sáng tạo thì không thể là “tỉ mỉ, cẩn thận” …

3. Xác định xong phải đi kèm thực hành

Văn hóa nói ra nhưng không làm không thể gọi đó là văn hóa được. Văn hóa thực sự sẽ phải là văn hóa được ngấm từ đội ngũ tiên phong với toàn bộ hệ thống nhân sự, trong mọi công việc, đào tạo hay phát triển đều phải thể hiện những nét văn hóa rất riêng đó của mỗi doanh nghiệp.

Vậy phải làm thế nào để biến tầm nhìn, giá trị cốt lõi trở thành văn hóa trong mỗi doanh nghiệp?

“Nhà là phải có nóc”, lãnh đạo là “nóc nhà” cần tiên phong thực hiện bằng cách lặp đi lặp lại những hành động thể hiện giá trị cốt lõi đó trong mọi hoàn cảnh. Nhân sự follow, lâu dần sẽ ngấm vào người, tự khắc hình thành văn hóa.
Một điều chúng tôi muốn nhấn mạnh: Cho dù văn hóa có là gì, con người vẫn là trung tâm. Con người là sống, quy trình là chết. Nhân viên không phải công cụ, họ là cộng sự.

4. Enuy Corp tự hào vì có văn hóa với bản sắc rất riêng, không ai có thể “sao chép” được!

Có thể là hình ảnh về 30 người, mọi người đang đứng và trong nhà
Enuy Corp với 5 giá trị cốt lõi: Sáng tạo, Coi nhau như một gia đình, Không ngừng học hỏi, Xây dựng niềm tin, Làm việc từ đam mê… ngấm vào sâu từng nhân sự, là kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động.
Nhờ có văn hóa, Enuy Corp đã vượt qua mọi khó khăn. Trước sự hoành hành của đại dịch Covid và cạnh tranh gay gắt, MKT Pro vẫn sống khỏe và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đồng thời chúng tôi cũng giúp các doanh nghiệp đối tác chia sẻ và đào tạo văn hóa cho hệ thống nhân sự, để nhân sự giàu kỹ năng và luôn cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Contact Me on Zalo