Thoát khỏi FOMO trong quản lý doanh nghiệp
#Trải nghiệm thực tế Marketing - Sales của chúng tôi 20/06/2021

Thoát khỏi FOMO trong quản lý doanh nghiệp

Trong quá trình phát triển và tiến lên của doanh nghiệp, người chủ doanh nghiệp luôn phải là người đưa ra những quyết định sáng suốt về hướng đi của doanh nghiệp. FOMO là một trong những tác nhân chính ảnh hưởng đến đội ngũ cổ đông cũng như ban lãnh đạo trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy FOMO là gì? Sức ảnh hưởng của nó trong kinh doanh lớn đến mức nào và làm thế nào để loại bỏ được FOMO? Tất cả sẽ được ENUY giải đáp qua bài viết sau đây.

1. FOMO là gì?

FOMO (Fear Of Missing Out) là một hiệu ứng tâm lý mà những người mắc phải luôn có xu hướng lo sợ rằng mình đã lỡ hay để tuột mất cơ hội, đánh mất điều gì đó.

FOMO là cảm giác mà những người “nghiện” mạng xã hội thường xuyên gặp phải khi lướt News Feed của họ. Họ luôn cảm thấy mọi người có nhiều hơn mình, do đó dù mạng xã hội dùng để kết nối mọi người nhưng nhiều người lại cảm thấy ghen tị và cô đơn. FOMO gây ra rất nhiều tác động tiêu cực dẫn tới việc bạn luôn cảm thấy không hạnh phúc luôn lo lắng, không tự tin và dẫn tới mất kết nối với hoạt động xã hội thực cũng như thiếu động lực hành động thay đổi bản thân.

Hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out)

2. Case study về FOMO trong quản lý doanh nghiệp

Ông Nguyễn Đức Tài – chủ tịch của TGDD 2 năm trước chia sẻ rằng khi mới bắt đầu, TGDD triển khai hệ thống quản trị bằng công nghệ nhằm xây dựng chuỗi cửa hàng trên cả nước. Để đánh giá hiệu quả của hệ thống này, công ty mở 01 chi nhánh ở Tây Nguyên nhằm chọn một khu vực xa nội thành. Do đó, nhân viên không thể di chuyển trong ngày như ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng cách đó có thể đánh giá và hoàn thiện một cách tốt nhất hệ thống quản trị của TGDD.

Case study của TGDD

Doanh nghiệp đối thủ thấy TGDD mở chi nhánh, nghĩ rằng đây là thị trường tốt, cũng ngay lập tức mở một 1 chi nhánh tại khu vực đó. Kết quả là sau 1 thời gian ngắn phải đóng cửa vì không mang lại hiệu quả.

Rất nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam cũng đã từng rơi vào trường hợp tương tự. EVN, Hoa Sen đầu tư bất động sản; Vinamilk chuyển hướng sang bán cafe; Vingroup đổ tiền vào mảng E-commerce; FPT làm tài chính;… Từ tư nhân tới nhà nước, trong giai đoạn bùng nổ kinh tế, nhận thấy bất động sản, tài chính, ngân hàng,… là những miếng bánh ngon, dễ xơi. Và dù không có kinh nghiệm hay core value (giá trị cốt lõi) trong các ngành đó, các ông lớn cũng vẫn muốn lao vào tranh cướp miếng bánh cho riêng mình.

Kết quả là, dù có tiềm lực khổng lồ cùng tham vọng lớn, các doanh nghiệp đều phải đóng cửa nhanh chóng hoặc thay đổi mô hình kinh doanh trước khi nhận ra nguy cơ mất trắng tiền đầu tư của mình.

Thị trường mới có thể tiềm năng và dễ vào nhưng để chiến thắng, doanh nghiệp cần phải xây dựng một năng lực cạnh tranh bền vững, phải là top 1 của thị trường. Nếu không thất bại là tất yếu và vấn đề chỉ là thời gian.

3. Xây dựng năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp

Khi làm kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp. Những giá trị cốt lõi khác biệt giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng của mình cũng như khẳng định được chỗ đứng của mình trong thị trường đó. Đây là những giá trị cần được xây dựng liên tục trong nhiều năm và phải liên tục được nghiên cứu và cải tiến về hiệu suất.

Khi lĩnh vực kinh doanh trở nên hấp dẫn, đồng nghĩa với việc sẽ lôi kéo nhiều đối thủ gia nhập. Nếu không tập trung thật sâu và giá trị cốt lõi của mình, doanh nghiệp sẽ trở thành Nokia thứ 2, thứ 3, thứ 1000,… Nokia thất bại không phải vì chiến lược kinh doanh hay công nghệ không theo kịp thị trường, chỉ đơn giản đó là vì Apple đã làm quá tốt. Bởi Apple tập trung rất sâu vào smartphone (phần cứng, phần mềm, tạo ra hệ sinh thái) nên khi Nokia kịp nhận ra thì đã quá muộn.

Apple chiến thắng Nokia bằng cách tập trung vào giá trị cốt lõi

Đó là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp khi rời bỏ giá trị cốt lõi của mình, mở rộng thị trường sang các lĩnh vực khác không có thế mạnh thường thất bại. Dù cho có thành công nhỏ ban đầu nhưng về lâu về dài cũng sớm không trụ lại được trên thị trường.

Trong quản trị cũng vậy, với mỗi doanh nghiệp có những giá trị văn hoá cốt lõi – Core Value của mình, nhân sự giỏi là những nhân sự có năng lực và phù hợp với giá trị văn hoá, tình hình của doanh nghiệp. Chọn những người giỏi nhưng không phù hợp văn hóa như mua 1 chiếc Ferrari nhưng ở quê, tiền xăng còn không đủ nuôi, chưa nói đường xá không phù hợp để chiếc Ferrari triệu đô phát huy thì còn thua cả chiếc xe máy đi lại trong đường làng!

4. Vượt qua FOMO bằng nguyên lý lăn cầu tuyết

Thoát khỏi FOMO trong quản lý doanh nghiệp

Để vượt qua FOMO, chủ doanh nghiệp cần đặt ra câu hỏi:

  • Mục tiêu/sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?
  • Khách hàng mục tiêu của chúng ta là ai? Ta tìm kiếm họ ở đâu? Họ mong muốn điều gì?
  • Năng lực cốt lõi, USP của chúng ta là gì?
  • Làm thế nào để nâng cao năng lực đó? Tập trung vào những điểm nào để cải thiện?

Khi đối thủ và thị trường xuất hiện những thứ mới, cần đặt tiếp câu hỏi:

  • WHAT: Sản phẩm, dịch vụ mới, thị trường mới đó là gì?
  • WHY: Tại sao họ làm điều đó?
  • WHEN: Tại sao bây giờ họ làm chứ không phải 6 tháng nữa hay 1 năm trước?
  • WHERE: Họ tập trung vào tệp khách hàng nào? Họ làm nó ở đâu?
  • HOW: Họ làm điều đó như thế nào?

Quan điểm chung cần đặt ra luôn là: Chúng ta không copy hoàn toàn mà nên học hỏi từ họ. Nên cân đo đong đếm xem chúng ta được gì, mất gì nếu học theo họ. Liệu tệp khách hàng hiện tại của chúng ta có thỏa mãn hơn không? Nếu chạy theo đối thủ, cơ sở nào để chúng ta vượt xa họ?

Đa phần FOMO đến từ sự thiếu chuẩn bị và không quản lý rủi ro hiệu quả của ban lãnh đạo. Dẫn đến mọi phản ứng của doanh nghiệp là bị động và luôn phải chạy theo đối thủ và thị trường.

Nhiều doanh nghiệp như Amazon, Facebook, Google hay Alibaba cho thấy việc mở rộng của họ rất thành công, gần như đánh thị trường nào cũng thắng. Tất nhiên họ có nhiều dự án thất bại nhưng hầu hết đều nằm trong giai đoạn R&D, chưa tung ra thị trường hoặc đóng dự án rất nhanh.

Nguyên lý chung của các ông lớn này đó là họ áp dụng nguyên lý Lăn cầu tuyết – Snowball. Snowball là một chiến thuật trong các trò chơi điện tử dạng MOBA (Multiplayer Online Battle Arena – Đấu Trường Chiến Đấu Trực Tuyến Nhiều Người Chơi). Nguyên lý này cho rằng, một quả cầu tuyết nhỏ nếu lăn từ trên đỉnh đồi và tiếp tục duy trì đường đi của mình, sẽ đến 1 lúc quả cầu tuyết đó trở nên khổng lồ và không thể ngăn cản được!

Nguyên lý Snowball

Chiến lược này là khi doanh nghiệp của bạn đang trong giai đoạn cất cánh hoặc tăng trưởng, thì cùng với tập khách hàng cũ, bạn liên tục gia tăng giá trị cốt lõi của mình để giữ người dùng. Cụ thể đó là gia tăng LTV cho họ. Giữ nguyên 1 tệp khách hàng nhất định và khai thác mọi nhu cầu xung quanh họ. Điều quan trọng đó là xây dựng và mở rộng tối đa tệp khách hàng mục tiêu này. Họ ở đâu?, Hành vi của họ là gì?, Mong muốn của họ là gì?, Tại sao chúng ta lại chọn họ làm KHMT?,… Khi khai thác đủ sâu vào 1 tệp khách hàng (1 quả cầu tuyết nhỏ) và tiếp tục khai thác và cung cấp các yêu cầu xung quanh họ (giữ vững đường chạy) thì khi doanh nghiệp phát triển và đưa ra sản phẩm mới sẽ có tỷ lệ win cao (quả cầu tuyết đã xuống đỉnh đồi). Vì vậy mà những doanh nghiệp đã lớn lại càng lớn, đã hiệu quả lại càng hiệu quả!

Do đó, hoạt động quan trọng nhất khi bắt đầu Marketing cho doanh nghiệp của MKT Pro luôn là nghiên cứu thị trường. Khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và tệp khách hàng mục tiêu, MKT Pro xây dựng một đường chạy vẽ sẵn hoàn hảo cho quả cầu tuyết doanh nghiệp. Việc của doanh nghiệp lúc này chỉ còn là giữ vững đường chạy của mình và chinh phục hoàn toàn thị trường.

5. Kết luận

Việc phát triển và quản lý doanh nghiệp là việc không hề dễ dàng. Đôi khi sẽ có những rủi ro mà người chủ doanh nghiệp không thể hóa giải trong thời gian ngắn được. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, thành công đến từ việc tiếp cận đúng cách, nghiên cứu và thử nghiệm một cách cẩn trọng và tập trung cao độ chứ không chỉ đến từ may mắn. Sự chuẩn bị kỹ càng luôn là bàn đạp vững chắc cho doanh nghiệp liên tục mở rộng và phát triển mà không sợ đi sai đường.

 

Thông qua bài chia sẻ trên, ENUY hy vọng anh chị chủ doanh nghiệp đã có một cái nhìn tổng quát về FOMO cũng như cách làm thế nào để có thể vượt qua nó. ENUY chúc các doanh nghiệp luôn thành công và phát triển mạnh mẽ trên con đường mình đã chọn!

Contact Me on Zalo